Để bắt đầu có cho mình một trang website, điều đầu tiên bạn cần làm chính là chọn tên miền (hay còn gọi là domain) cho website của mình. Rất nhiều người lúng túng ngay khi lần đầu tiên chọn tên miền và không biết nên chọn tên miền theo tiêu chuẩn nào là hợp lý. Dưới đây là các tiêu chí giúp bạn có một tên miền đẹp cho website của mình.
Table of Contents
Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ
Đừng đặt những tên miền dài lê thê như kiểu: hoccachlamsuahatngon.com khiến người đọc cảm thấy rất rối. Thay vào đó hãy chọn những tên ngắn gọn, có độ dài từ 2-3 từ.
Tên miền càng ngắn gọn, dễ nhớ thì người dùng sẽ dễ nhớ đến tên bạn miền của bạn.
Hiện tại, google đã không chấm điểm SEO cho tên miền. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng việc không biết tên miền (domain) của mình có chuẩn SEO không nữa bạn nhé.
Xác định nội dung cho website khi chọn tên miền (Domain)
Đầu tiên để đặt tên miền, bạn cần phải xác định nội dung trang website viết về vấn đề gì.
Đối với người đã có sản phẩm kinh doanh và xác định tập trung chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: bạn muốn tập trung chuyên sâu và đánh mạnh vào ngách kem đánh răng dành cho trẻ em. Thì bạn có thể chọn tên miền phản ánh đúng nội dung cần tập trung, để tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho khách hàng.
Lưu ý: cần xác định rõ nội dung bài viết về thị trường này để không bị bí chủ đề khi triển khai. Đổi lại, ngách bạn tập trung chuyên sâu sẽ đánh đúng insights người dùng, dễ cạnh tranh hơn các đối thủ bán chung dòng kem đánh răng hoặc sản phẩm chăm sóc răng miệng cho tất cả mọi người.
Đối với người chuyên viết blog để kiếm tiền và làm Affiliate, bạn cần xác định xây blog theo nội dung nào trước khi chọn tên miền.
Lưu ý: nên chọn tên miền có nghĩa rộng, bao quát để có nhiều chủ đề viết và làm Affiliate nhé. Nếu chọn chủ đề quá hẹp, lại muốn phát triển sang chủ đề khác thì hơi bị lệch tông nè. Mọi người chú ý phần này nhé.
Tên dễ đánh vần, dễ đọc
Tuỳ vào đối tượng người đọc bạn hướng đến để đặt tên miền cho website của bạn. Theo mình, hạn chế đặt tên miền theo tên tiếng anh phức tạp vì nhiều khi người đọc rất khó để nhớ đến những tên miền quá khó để đánh vần. Chưa kể nhiều người lại không biết tiếng Anh thì đây là điểm trừ lớn.
Ngược lại với những dạng website có phụ âm ngắn, dễ đọc như: heytadi, avayha, davinut… sẽ có ấn tượng và dễ nhớ.
Nên chọn đuôi tên miền .com
Với mình, thì mình ưu tiên chọn tên miền .com vì độ phổ biến, dễ dùng và đáng tin cậy.
Ngoài ra có các tên miền chuyên biệt như .edu dành cho ngành giáo dục, .gov dành cho các đơn vị nhà nước… tuỳ theo mục đích sử dụng để bạn có thể chọn đuôi tên miền cho phù hợp với mình.
Không nên đặt tên miền có các ký tự đặc biệt, chữ số
Thực tế khi có các ký tự đặc biệt hoặc con số khiến người đọc rất khó nhớ được. Còn chưa kể khi người đọc của bạn giới thiệu website với bạn bè, đối tác rất là dễ quên mấy ký tự đặc biết hoặc những con số bạn gắn đằng sau.
Trừ khi bạn thực sự rất rất thích, còn không thì hãy hạn chế kiểu đặc tên như thế này nhé.
Tránh đặt tên miền cùng hoặc gần giống với các thương hiệu đã có trên thị trường
Trước khi chọn tên miền, nên search thử về tên mình sắp chọn có bị trùng với thương hiệu nào trên thị trường không.
Ví dụ: thương hiệu Lotte, sẽ có siêu thị Lotte, thức ăn nhanh Lotte, rạp chiếu phim Lotte. Đây đều là những ông lớn, nếu chúng ta lại chọn tên miền gần giống như: ABCLotte chẳng hạn. Thì đôi khi, khách hàng tìm kiếm sẽ ra thông tin của các thương hiệu Lotte trên, rất khó để kiếm ra website chúng ta.
Check trước trên cách nền tảng xã hội về tên miền của bạn
Thường chúng ta sẽ xây dựng thương hiệu trên tất cả các nền tảng mạng xã hội và đồng bộ nó.
Vì vậy, việc kiểm tra trước tên miền của mình trên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử để tránh có người đã đặt tên này trước đó. Việc đồng bộ tên thương hiệu trên tất cả các mạng xã hội giúp người đọc nhận diện thương hiệu của chúng ta đồng nhất. Khi gửi thông tin cho khách hàng, đối tác cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân.
Một số nền tảng xã hội và TMĐT phổ biến: Fanpage, Instagram, Pinterest, LinkedIn, Shopee, Tiki, Lazada…
Trên đây là một số lưu ý khi mình chọn tên miền. Chúc các bạn tìm được tên miền đẹp cho mình nhé.
Leave a Reply